Việt Nam được chia làm 3 vùng: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Trung Bộ còn được gọi là Vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên
Sau đây là chi tiết các tỉnh thành trong 8 vùng theo phân chia ở trên:
Tây Bắc Bộ hay còn gọi là Tây Bắc gồm 6 tỉnh thành. Giáp Lào và Trung Quốc. Địa hình chủ yếu là đồi núi nằm ở phía Tây của Bắc Bộ
Vùng Đông Bắc Bộ bao gồm 9 tỉnh. Địa hình chủ yếu là đồi núi. Nằm ở phía Bắc và Đông Bắc Bộ. Tiếp giáp với Trung Quốc và Biển Đông
Đồng Bằng Sông Hồng bao gồm 2 thành phố và 8 tỉnh. Tiếp giáp Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Biển Đông và Bắc Trung Bộ. Miền này còn gọi là Châu thổ Sông Hồng. Vì ngoài địa hình đồng bằng còn xen lẫn đồi núi
Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh. Trải dài từ phía nam Ninh Bình đến đèo Hải Vân. Tiếp giáp Đồng Bằng Sông Hồng, Biển Đông, Lào và Nam Trung Bộ
Nam Trung Bộ bao gồm 1 thành phố và 7 tỉnh. Tiếp giáp Bắc Trung Bộ, Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Biển Đông. Đây là miền có vị trí vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế. Vị trí quân sự quan trọng của đất nước.
Tây Nguyên là vùng cao nguyên đất đỏ bazan nổi tiếng màu mỡ. Bao gồm 5 tỉnh. Giáp Nam Trung Bộ, Lào, Campuchia và Đông Nam Bộ.
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất Việt Nam. Bao gồm 5 tỉnh và 1 thành phố. Tiếp giáp Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Campuchia, Đồng Bằng Sông Cửu Long và Biển Đông
Đồng Bằng Sông Cửu Long thường được gọi dân dã là “Miền tây”. Nằm ở cực nam tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia, Biển Đông và Đông Nam Bộ. Là miền có nhiều tỉnh thành nhất: 1 thành phố và 12 tỉnh